NỘI DUNG
DƯỢC LIỆU CHỨA CARBOHYDRAT Bạch cập Bạch chỉ nam (Cây) Bạch chỉ nam (dược liệu)
Bưởi Gôm adragant Gôm arabic Hạt é
Hạt tinh bột Hoài sơn
Linh chi
Linh chi đa niên Rong câu chỉ vàng Rong sụn
Sâm bố chính
Sâm bố chính Sắn Sắn dây
Thạch
Trôm |
Semen Coicis
Cây thảo sống hàng
năm, cao chừng 1-1,5 m. Thân nhẵn bóng có vạch dọc. Thân có phân nhánh, các mấu
phía dưới có thể mọc rễ phụ, cây mọc thành bụi. Lá h́nh mác dài 10-40 cm, rộng
1,5-3 cm, gân dọc nổi rơ, gân giữa to. Hoa đơn tính cùng gốc mọc ở kẽ lá thành
bông, hoa đực mọc phía trên, hoa cái phía dưới. Hoa đực có 3 nhị. Quả có mày
cứng bao bọc (Cây Ư dĩ). Cây mọc hoang ở nơi ẩm mát, có trồng ở nhiều nơi trong
nước ta.
Ngoài tinh bột là thành phần cơ bản chính, các nhà nghiên
cứu c̣n phân lập 2 chất được cho là có hoạt tính chống ung thư từ hạt:
Coixenolid: đây là một chất lỏng sánh màu vàng nhạt, tan trong các dung môi
hữu cơ khó tan trong nước. Đem khử th́ cho tetrahydrocoixenolid. Chất này cũng
có tác dụng chống ung thư.
Chất thứ hai dược cho là có tác dụng chống ung thư là
a-monolinolein.
Chất này được chiết từ hạt bằng methanol.
Benzoxazolon (2-benzoxazolinone) có trong lá và
rễ là chất có tác dụng chống viêm rơ do ức chế sự giải phóng histamin. Một chất protit đặc biệt của ư dĩ là coixol (Coixin)(6-methoxy-2,3-dihydrobenzo[d]oxazole) và acid glutamic* Một số dẫn chất lignan và syringyl glycerol cũng được phân lập từ rễ. .C8H7O3N (6-methoxy benzolon) Đặc điểm dược liệu Hạt Ư dĩ h́nh trứng dài 5-8 mm đường kính 4-5 mm, mặt ngoài màu trắng đục đôi khi c̣n sót lại màng vỏ chưa loại hết, mặt trong có rănh h́nh máng. Chất cứng, không mùi, vị ngọt và hơi thơm, chứa nhiều tinh bột. (Vị thuốc Ư dĩ)
Đặc điểm bột dược liệu Bột màu trắng hơi xám, vị ngọt bùi, soi trên kính hiển vi thấy: hạt tinh bột đơn có rốn hạt phân nhánh thành h́nh sao, đa số tinh bột h́nh tṛn hoặc hơi tṛn, đôi khi có hạt h́nh chuông, h́nh đa giác đứng riêng lẻ (2) hoặc tạo thành từng đám (1) kích thước khoảng 0,009- 0,023 mm. Gặp dung dịch Lugol tinh bột biến thành màu tím đen (3-8), có những hạt không bắt màu tím đen (9) (Tinh bột Ư dĩ).
4.3 Định tính
Trong trồng trọt người ta chia ư dĩ thành ư dĩ vỏ, ư dĩ nếp,
ư dĩ tẻ và ư dĩ đá.
- ư dĩ vỏ là quả thu khi già, phơi khô, loại bỏ hạt lép.
- ư dĩ nếp khi xay ra nhân trắng hoàn toàn.
- ư dĩ tẻ khi xay ra nhân cũng trắng nhưng phía ngoài nhân
có một lớp vỏ lụa mỏng màu nâu.
- ư dĩ đá vỏ ngoài thường xám xanh, nhân rất rắn, cứng và bé,
xay khó vỡ, không dùng làm thuốc
Theo Dược điển Trung Quốc, Ư dĩ là hạt của quả chín đă phơi
hay sấy khô của cây Coix lachryma -jobi L. var. ma-yuen (Roman) Stapf.
Theo các tài liệu: ở Trung Quốc người ta thường dùng hạt của
cây Coix lachryma -jobi L., cây Cao lương (Sorghum vulgare Pers.) và cây Đại
mạch (Hordeum vulgare L.) giả mạo, thay thế ư dĩ. Cần lưu ư về sự quy định khác
nhau của Dược điển Việt Nam và Dược điển Trung Quốc về vị thuốc này.
Hiện nay trên thị trường đang lưu hành dược liệu với tên gọi
"Ư dĩ bắc", là hạt Cao lương (Sorghum vulgare
Pers.), có các đặc điểm sau:
Đặc điểm dược liệu
Hạt h́nh trứng, màu trắng ngà, dài 0,25 - 0,5cm, đường kính
0,25- 0,4cm. Mặt ngoài nhẵn, màu trắng ngà, mặt trong có rănh kéo dài tới
1/3-1/2 chiều dài của hạt. Đầu rănh đôi khi c̣n sót lại mảnh vỡ màu đen. Chất
bột, dễ nghiền vỡ, chỗ vỡ có bột (Vị
thuốc "Ư dĩ bắc").
Đặc điểm bột Bột màu trắng hơi xám, vị ngọt bùi, soi trên kính hiển vi thấy: nhiều hạt tinh bột đơn, có rốn hạt phân nhánh thành h́nh sao, nhiều h́nh dạng, một số tinh bột h́nh tṛn hoặc hơi tṛn, h́nh trứng, h́nh chuông, đôi khi h́nh đa giác 4, 5 hoặc 6 cạnh (1), kích thước 0,0125- 0,045 m. Gặp dung dịch Lugol tinh bột biến thành màu tím đen (2-8) (Tinh bột "Ư dĩ bắc")
Trong y học cổ truyền ư dĩ được dùng làm thuốc giúp tiêu hóa,
chữa tiêu chảy do chức phận tiêu hóa kém, viêm ruột, lỵ, làm thuốc thông tiểu
trong trường hợp phù, tiểu tiện ít. Ngoài ra c̣n dùng để chữa viêm khớp, làm
thuốc bồi dưỡng cơ thể, bổ phổi. Ngày dùng 10-30g dưới dạng thuốc sắc hoặc tán thành bột hoặc làm hoàn tán với các vị thuốc khác. Bài giảng Dược liệu Tập I - 1998 Tr. 42-43. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt nam Tập I. - NXB khoa học và kỹ thuật - 2004. Tr. 1155-1157. Dược điển Việt Nam III. Tr. 508 Đỗ Tất Lợi - Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam - NXB Y học - 2003. Tr. 844-846. Nguyễn Viết Thân - Kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp hiển vi- NXB khoa học và kỹ thuật- 2003. Tr.260-262. 中国中药材真伪鉴别图典, 广东科技出版社-1995
------------------------------------------------------- Mọi thông tin liên quan đến trang web Xin vui ḷng liên hệ theo số điện thoại 01234195602 hoặc theo địa chỉ Email: thannv@hup.edu.vn Revised: August 29, 2020 . |